Các Phương Pháp Đo Máy Thủy Bình – Công Cụ Đo Chính Xác Trong Xây Dựng

08/03/2023

Máy thủy bình, một thiết bị quen thuộc trong lĩnh vực xây dựng và đo đạc, đã trở thành một phần không thể thiếu trong công việc hằng ngày của các kỹ sư và chuyên gia đo đạc. Với sự hỗ trợ của máy thủy bình, việc xác định cao độ, đo chênh lệch giữa hai điểm và thiết kế góc độ trở nên dễ dàng và chính xác. Hãy cùng Trắc Địa Hoàng Phát tìm hiểu ngọn ngành các phương pháp đo của chiếc máy thủy bình nhé!

1. Đo cao độ điểm

Dù là bạn cần đo sơ bộ hay đo chính xác cao độ của một điểm trên công trường mà bạn đang thi công thì viêc nắm rõ các phương pháp đo máy thủy bình là điều bắt buộc. Điều tiên quyết là bạn cần xác định cao độ gốc. Các điểm cần đo khác sẽ dựa vào điểm gốc này để biết độ cao của điểm là bao nhiêu. Cao độ ở vị trí đó là âm (thấp hơn) hay dương (cao hơn) so với điểm gốc. Chênh lệch độ cao của các điểm so với điểm gốc + cao độ mốc gốc chỉnh là cao độ của từng điểm.

Đo máy thủy bình
Cách đọc sô đọc cho máy thủy bình với chuẩn 4 số (ví dụ: 1550 tức là 1.550m)

Thao tác như sau: Đầu tiên yêu cầu người đi mia đến vị trí điểm mốc cao độ gốc của công trình. Tiến hành đo để xác định cao độ tại vị trí mốc gốc là bao nhiêu. Sau đó tất cả các điểm đo khác sẽ được so sánh với cao độ điểm gốc. Lưu ý cách đọc mia phải đọc 4 số (m,dm,cm,mm)

Ví dụ: Cao độ của mốc gốc là 5000

  • Tại điểm gốc máy đo vào mia được cao độ là 1000 (1,0m)
  • Tại vị trí điểm A kết quả đo được là: 1200 (1,2m) Ta được: 1200-1000 = 0200 (+0,2m)

Kết luận: Cao độ của điểm A: +200 + 5000 = 5200

  • Tại vị trí điểm B kết quả đo được là: 0910 (0,91m) Ta được: 0900-1000 = -100 (-0,1m)

Kết luận: Cao độ của điểm B: -100 + 5000 = 4900

Trạm máy thủy bình
Mô hình đo chênh cao giữa 2 điểm A và B

2. Đo chênh cao giữa 2 điểm bất kỳ:

Khi đã nắm chắc các phương pháp đo máy thủy bình thì việc đo cao độ của 1 điểm ở trên sẽ trở nên dễ dàng, việc bạn đo chênh cao giữa 2 điểm bất kỳ ngoài công trình sẽ rất đơn giản.

Thao tác như sau: Đầu tiên ta quay máy đo tới mia tại điểm A, ghi kết quả đo được tại A (ví dụ: 1000)

Tiếp theo ta quay máy đo tới mia tại B, đọc kết quả tại B (ví dụ: 1300)

Từ đó ta sẽ biết được chênh cao vị trí giữa A với B là: 1300 – 1000 = 300 (+0,3m). Dựa vào kết quả này người đo sẽ biết được cần phải nâng nền hay đào bớt theo thiết kế và yêu cầu của công việc.

Máy thủy bình đo góc
Ứng dụng máy thủy bình để đo góc giữa 2 điểm đặt mia

3. Đo góc thiết kế bằng máy thủy bình

Để thiết kế một góc mở bằng máy thủy bình bạn làm như sau:

  • Cân bằng máy chuẩn theo bọt thủy. Sau đó có thể dùng thước mia hoặc dây dọi để định trục vào điểm mốc gốc.
  • Đưa vòng chia độ về vị trí 0°.
  • Quay máy đến góc độ cần thiết kế (thường là 90°, 180°). Đánh dấu vị trí của điểm thiết kế bằng cọc tiêu
Các đọc mia bằng máy thủy bình
Công thức đo khoảng cách từ máy đến mia: L = (Số đọc chỉ trên – Số đọc chỉ dưới) x 100 (hằng số K) L là khoảng cách từ máy đến mia; K là hằng số nhân của máy thủy bình

4. Đo khoảng cách từ máy đến mia

Công thức để tính khoảng các từ máy đến vị trí đặt thước mia:

L = (Số đọc chỉ trên – Số đọc chỉ dưới) x 100 (hằng số K)

Kết quả/ 1000 để quy đổi về m (mét); L là khoảng cách từ máy đến mia; K là hằng số nhân của máy thủy bình

truyền dẫn mốc bằng máy thủy bình
Mô hình đo truyền dẫn mốc bằng máy thủy bình.

5. Đo truyền dẫn mốc

Đo truyền dẫn mốc là quy trình dẫn cao độ từ mốc chuẩn (do nhà nước cung cấp) về mốc công trình. Quy trình này bao gồm ba công đoạn: đo cao độ một điểm, đo chênh lệch cao độ giữa hai điểm và đo khoảng cách từ máy đến mia.

Để đảm bảo độ chính xác, quá trình truyền dẫn mốc thường phải thực hiện qua nhiều trạm, đòi hỏi sự tỉ mỉ và tuân thủ quy trình khép kín và người kỹ thuật viên phải nắm rất rõ về phương pháp đo máy thủy bình. Kết quả từ các trạm máy được tổng hợp và tiến hành bình sai. Chỉ khi giá trị kết quả bình sai đạt trong giới hạn cho phép, nó mới được xem là giá trị đúng.

Đặc điểm bắt buộc của cách đo truyền dẫn mốc là việc thực hiện đo kép vòng các trạm máy, bao gồm đo đi và đo về. Máy thủy bình sử dụng trong quy trình này cần phải có độ chính xác cao, với sai số thường ≤ 1mm/1km đo lặp.

Một số loại máy thủy bình phổ biến dùng cho việc đo truyền dẫn mốc bao gồm: AS-2C của Nikon, NA-2 và NA-K2 của Leica, AT-B2 của Topcon, B20 và B21 của Sokkia. Máy thủy bình điện tử như Leica Sprinter, Leica LS10, LS15 cũng được ưu tiên sử dụng trong quy trình truyền dẫn mốc ở các lưới hạng III và hạng IV.

Kiểm tra độ nún trụ cầu bằng máy thủy bình
Công tác đo lún bằng máy thủy bình Leica NA-2 hiện nay

6. Đo lún, quan trắc

Là phép đo nhằm kiểm tra sự biến dạng, sụt lún của hạng mục công trình như: móng nhà cao tầng, trụ cầu, trụ hầm, lò…

Các công trình này thường có trọng tải lớn nên và có tỉ lệ biến dạng cao nên cần theo dõi thường xuyên. Bất kỳ thay đổi nào dù là nhỏ nhất sẽ được ghi chép và đánh giá để có hướng xử lý kịp thời.

Quy trình đo thường là ngay từ khi làm móng, khi làm xong và theo dõi về sau. Tùy theo tính chất, múc đọ quan trọng, địa hình, thổ nhưỡng… mà công tác đo lún được thực hiện số lần khác nhau.

Việc đo lún cần sự chính xác cao (gần như tuyệt đối) vì vậy người ta thường dùng các dòng máy có độ chính xác cao như: Leica NA-2, NA-K2 hoặc các dòng máy thủy bình kỹ thuật số hiện đại.

7. Kết luận

Để sử dụng máy thủy bình một cách chính xác, cần hiểu rõ phương pháp đo máy thủy bình cơ bản. Hy vọng với bài viết này, bạn đã có thêm kiến thức để sử dụng máy thủy bình một cách hiệu quả.

8. Kinh nghiệm để có được kết quả chính xác khi đo máy thủy bình:

Hãy chắc chắn bạn đã hiểu rõ phương pháp của từng phép đo. Thiết bị đo đảm bảo chất lượng tốt, vẫn còn thời hạn kiểm định chất lượng.

Chọn máy thủy bình chất lượng là một quyết định quan trọng. Tại Trắc Địa Hoàng Phát, chúng tôi cung cấp các dòng máy thủy bình đáng tin cậy và chất lượng cao, đáp ứng mọi yêu cầu đo đạc của bạn.

Đến với chúng tôi, bạn không chỉ mua được máy thủy bình chất lượng mà còn nhận được sự hỗ trợ tận tình từ đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0912982333 để tìm hiểu thêm về các dòng sản phẩm chúng tôi cung cấp.

Trở lại đầu trang