Tại Trắc địa Hoàng Phát, chúng tôi hiểu rằng việc lựa chọn đúng kinh tuyến trục là yếu tố then chốt quyết định độ chính xác trong đo đạc, bản đồ và thiết kế công trình. Dù đang sử dụng máy GPS cầm tay hay thiết bị GNSS RTK hiện đại, việc xác định đúng kinh tuyến trục theo từng tỉnh thành sẽ giúp giảm thiểu sai số, đảm bảo dữ liệu khớp chuẩn với hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
Trong bài viết, chúng tôi tổng hợp đầy đủ thông tin kinh tuyến trục của 63 tỉnh thành Việt Nam – dễ tra cứu, dễ áp dụng và phù hợp cho cả kỹ sư trắc địa lẫn người mới bắt đầu.
Kinh tuyến trục (Central Meridian) là một đường kinh tuyến được lựa chọn làm trục chính trong hệ chiếu bản đồ phẳng. Trong các phép chiếu bản đồ như UTM hay hệ VN-2000, kinh tuyến trục đóng vai trò là gốc tọa độ theo phương Đông – Tây (trục X), giúp biến đổi tọa độ từ mặt cầu Trái Đất sang mặt phẳng bản đồ kỹ thuật, làm giảm sai số chiếu, đảm bảo tính thống nhất và độ tin cậy trong đo đạc, bản đồ và thiết kế kỹ thuật.
Hệ tọa độ VN2000 đã được Thủ tướng Chính phủ áp dụng làm hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia. Một đặc điểm quan trọng của VN2000 là kinh tuyến trục không cố định mà thay đổi theo quy định cho từng tỉnh và thành phố. Điều này có nghĩa là mọi hoạt động đo đạc và thành lập bản đồ trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân theo hệ thống này.
Múi chiếu trong hệ tọa độ VN2000, có hai loại múi chiếu chính được sử dụng tùy thuộc vào tỷ lệ của bản đồ:
Dưới đây là bảng kinh tuyến trục VN2000 là một thành phần quan trọng trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000 – hệ tọa độ phẳng được sử dụng phổ biến trong công tác đo đạc, bản đồ và thiết kế kỹ thuật tại Việt Nam.
TT | Tỉnh, Thành phố | VRS/ SB | TT | Tỉnh, Thành phố | VRS/SB |
1 | Lai Châu | 103°00′ | 33 | Quảng Nam | 107°45′ |
2 | Điện Biên | 103°00′ | 34 | Quảng Ngãi | 108°00′ |
3 | Sơn La | 104°00′ | 35 | Bình Định | 108°15′ |
4 | Lào Cai | 104°45′ | 36 | Kon Tum | 107°30′ |
5 | Yên Bái | 104°45′ | 37 | Gia Lai | 108°30′ |
6 | Hà Giang | 105°30′ | 38 | Đắk Lắk | 108°30′ |
7 | Tuyên Quang | 106°00′ | 39 | Đắc Nông | 108°30′ |
8 | Phú Thọ | 104°45′ | 40 | Phú Yên | 108°30′ |
9 | Vĩnh Phúc | 105°00′ | 41 | Khánh Hoà | 108°15′ |
10 | Cao Bằng | 105°45′ | 42 | Ninh Thuận | 108°15′ |
11 | Lạng Sơn | 107°15′ | 43 | Bình Thuận | 108°30′ |
12 | Bắc Cạn | 106°30′ | 44 | Lâm Đồng | 107°45′ |
13 | Thái Nguyên | 106°30′ | 45 | Bình Dương | 105°45′ |
14 | Bắc Giang | 107°00′ | 46 | Bình Phước | 106°15′ |
15 | Bắc Ninh | 105°30′ | 47 | Đồng Nai | 107°45′ |
16 | Quảng Ninh | 107°45′ | 48 | Bà Rịa – Vũng Tàu | 107°45′ |
17 | TP. Hải Phòng | 105°45′ | 49 | Tây Ninh | 105°30′ |
18 | Hải Dương | 105°30′ | 50 | Long An | 105°45′ |
19 | Hưng Yên | 105°30′ | 51 | Tiền Giang | 105°45′ |
20 | TP. Hà Nội | 105°00′ | 52 | Bến Tre | 105°45′ |
21 | Hoà Bình | 106°00′ | 53 | Đồng Tháp | 105°00′ |
22 | Hà Nam | 105°00′ | 54 | Vĩnh Long | 105°30′ |
23 | Nam Định | 105°30′ | 55 | Trà Vinh | 105°30′ |
24 | Thái Bình | 105°30′ | 56 | An Giang | 104°45′ |
25 | Ninh Bình | 105°00′ | 57 | Kiên Giang | 104°30′ |
26 | Thanh Hoá | 105°00′ | 58 | TP. Cần Thơ | 105°00′ |
27 | Nghệ An | 104°45′ | 59 | Hậu Giang | 105°00′ |
28 | Hà Tĩnh | 105°30′ | 60 | Sóc Trăng | 105°30′ |
29 | Quảng Bình | 106°00′ | 61 | Bạc Liêu | 105°00′ |
30 | Quảng Trị | 106°15′ | 62 | Cà Mau | 104°30′ |
31 | Thừa Thiên – Huế | 107°00′ | 63 | TP. Hồ Chí Minh | 105°45′ |
32 | TP. Đà Nẵng | 107°45′ |
Lưu ý: Danh sách kinh tuyến trục các tỉnh được tham khảo Phụ lục số 02 của Thông tư 25/2014/TT-BTNMT hoặc các tài liệu chính thức từ Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trái Đất có dạng gần như hình cầu, nhưng bản đồ, bản vẽ kỹ thuật thì lại ở mặt phẳng. Để đo đạc và tính toán chính xác, bắt buộc phải dùng phép chiếu bản đồ.
Trong quá trình chiếu, cần một đường mốc chuẩn để xác định gốc tọa độ theo phương Đông – Tây. Đó chính là kinh tuyến trục.
Khi mỗi tỉnh/thành sử dụng một kinh tuyến trục phù hợp:
Trong thiết kế và thi công hạ tầng, các vị trí móng, ranh giới, tuyến đường… đều dựa vào tọa độ X, Y (tọa độ phẳng). Mà để có tọa độ X, Y chuẩn thì phải có kinh tuyến trục đúng để quy chiếu từ vĩ độ – kinh độ sang hệ tọa độ phẳng.
Kinh tuyến trục các tỉnh không phải chỉ là một “đường kinh tuyến” – nó là mốc chuẩn sống còn để đảm bảo tính chính xác, nhất quán và khả năng ứng dụng thực tiễn của hệ tọa độ trong toàn bộ ngành trắc địa – đo đạc.
Khi đo đạc đất đai, nhà cửa, công trình… tọa độ phải được xác định đúng trong hệ tọa độ phẳng chuẩn. Kinh tuyến trục chính là “xương sống” xác định các giá trị đó.
Các bản đồ quy hoạch 1/500, 1/2000, 1/10000… đều sử dụng kinh tuyến trục làm cơ sở để gắn với thực địa. Nếu chọn sai kinh tuyến trục, bản vẽ có thể bị biến dạng nhẹ, gây khó khăn trong triển khai thực tế.
Trong kỹ thuật xây dựng (cầu đường, thủy lợi, nhà cao tầng), toàn bộ tọa độ mốc khống chế, mốc GPS, mốc ranh giới… đều phải ăn khớp với hệ tọa độ gốc – tức kinh tuyến trục.
Khi làm việc với nhiều bản đồ từ các nguồn khác nhau, hiểu và sử dụng đúng kinh tuyến trục giúp tránh lệch tọa độ, sai lệch vị trí khi chuyển đổi giữa các hệ chiếu (VN-2000 sang WGS84 hoặc ngược lại).
Không có con số cố định, nhưng nhìn từ góc độ kỹ thuật, Việt Nam hiện đang sử dụng khoảng từ 10 đến 15 kinh tuyến trục chính, phân bố theo các múi chiếu 3° hoặc 6° tùy từng khu vực.
Nếu công trình hoặc khu đo đạc nằm ở vùng giáp ranh, có 2 cách xử lý:
Tham khảo : THÔNG TƯ: Quy định kỹ thuật lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:50.000