Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Thủy Bình

02/03/2020

Lời ngỏ từ Vân Hoàng Phát

Công ty TNHH Công Nghệ Và Thương Mại Vân Hoàng Phát

Địa chỉ: Số 319 Đường Lương Thế Vinh, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Chúng tôi là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm máy đo đạc như: máy định vị RTK; máy toàn đạc điện tử; máy kinh vĩ điện tử; máy thủy bình ( Máy thủy chuẩn ); máy cân bằng laser… 

Bằng kinh nghiệm thực tế với hơn 15 năm làm việc. Chúng tôi xin chia sẻ tới người dùng “Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Thủy Bình” như sau:

Trước tiên, Vân Hoàng Phát luôn khuyến cáo người dùng định kỳ đi bảo dưỡng, kiểm nghiệm đối với mỗi loại máy để đảm bảo tính chính xác cũng như độ bền cho máy. 

kiem-dinh-may-voi-thiet-bi-chuan-truc
Vân Hoàng Phát kiểm định máy với thiết bị chuẩn trực

CÁC BƯỚC CƠ BẢN ĐỂ ĐO MÁY THỦY BÌNH:

Bước 1: Chọn vị trí đặt máy:

– Đặt máy thủy bình tại vị trí chính giữa ( cách đều đến các vị trí cần đo). Với cách thức đặt máy như vậy bạn sẽ có được giá trị đo chính xác nhất cho các lần đo đến mia. Đối với địa hình mấp mô, sườn dốc người đo nên chọn vị trí đặt máy + tức là vị trí của máy phải cao hơn vị trí đặt mia để tránh đo ra số đọc – ( dễ tính toán sai).

-Nên chia khoảng cách của các trạm máy phù hợp. Tránh quá xa sẽ làm số đọc bị mờ, ảnh hưởng đến kết quả đo. Khoảng cách phù hợp của một trạm nên từ 200m-400m.

Bước 2: Cân máy:

– Chọn vị trí đặt máy thủy bình có nền chắc chắn không bị sụt lún. Đặt chân máy sao cho mặt chân máy ở vị trí ngang bằng nhất. Gá máy thủy bình lên chân máy và tiến hành cân bằng máy.

 Đầu tiên chúng ta sẽ đặt bọt thủy tròn trên máy sao cho nó nằm trên đường thẳng tưởng tượng đi qua 2 ốc trên máy, vặn 2 ốc trên đế máy cùng chiều nhau để đưa bọt nước tròn vào vị trí cân bằng sau đó dùng ốc thứ 3 điều chỉnh sao cho bọt nước này vào vị trí cân bằng chính xác.

Bước 3: Bắt đầu đo đạc:

– Đầu tiên chúng ta sẽ ngắm sơ bộ vào mia ( thước đo thủy bình) sau đó tiến hành điều quang để sao cho hình ảnh mia trong ống ngắm của máy thủy bình cho hình ảnh rõ dàng nhất. Khi đọc số đọc trên mia thì sẽ có 2 số đọc ghi số trên mia là hàng m và hàng dm, còn 2 số đọc ghi trên chữ E là hàng cm và hàng mm, cứ mỗi khoảng đen trắng đỏ trên mia tương ứng là 10mm.

Bước 4: Tính cao độ

– Giả sử ta muốn dẫn truyền độ cao từ điểm A ( có độ cao là HA) đến điểm B chưa biết độ cao.

Bắt ảnh mia dựng tại điểm A, đọc được số đọc chỉ giữa a. Quay máy sang điểm B, đọc số đọc chỉ giữa trên mia tại điểm B là: b

Chênh cao giữa điểm A đến điểm B là: h = a – b

Lưu ý: Số đọc của máy thủy bình lên mia phải đọc 4 số ví dụ: 

Số đọc lần 1: (A) là: 1890 tức là cao độ của điểm A là: 1m,8dm,9cm,0mm

Số đọc lần 2: (B) là: 1790 tức là cao độ của điểm B là: 1m, 7dm,9cm,0mm

Từ đó ta có chênh cao giữa A và B là: 1890-1790 : 100 hay 0,1m

huong-dan-su-dung-may-thuy-binh-moi-nhat

LIÊN HỆ CHUYÊN GIA THAM KHẢO Ý KIẾN:

Để biết thêm về những kinh nghiệm hay khi sử dụng máy thủy bình hay nhận tài liệu chi tiết về ” Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Thủy Bình” các bạn vui lòng liên hệ đến:

Công ty TNHH Công Nghệ Và Thương Mại Vân Hoàng Phát

Địa chỉ: Số 319 Đường Lương Thế Vinh, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0912982333 ( Mr Nhì 24/7)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trở lại đầu trang